Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng để Sếp gật đầu đồng ý

Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng là vấn đề khá đau đầu đối với những công ty hay nơi làm việc nói chung. Có những lí do chính đáng và sẽ rời công ty một cách êm đẹp. Tuy nhiên, một số lí do vì có sự bất đồng của đôi bên dẫn đến việc xin nghỉ làm trở nên tiêu cực. Trong bài viết hôm nay, Tìm việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn có những lí do phù hợp nhất để trình bày cấp trên và nhanh chóng nhận được sự đồng ý của họ.

Những lý do xin nghỉ việc thường gặp nhất

Thông thường, những quyết định xin nghỉ việc đều có lí do riêng. Có thể do cá nhân hoặc do tổ chức đó khiến họ không hài lòng. Và nhiều người nhầm tưởng rằng, phải có sự cho phép của người sử dụng lao động mới được phép nghỉ. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, chỉ cần người lao động báo trước cho công ty trong khoảng thời gian nhất định sẽ được chấp nhận nghỉ việc. Thậm chí, nếu bạn gặp phải 1 trong 7 trường hợp sau đây, có thể tự động nghỉ ngay mà không cần thông qua cấp trên.

1 – Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận.

2 – Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn.

3 – Bị sếp ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

4 – Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

5 – Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

6 – Đủ tuổi nghỉ hưu.

7 – Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Những trường hợp trên được ghi nhận tại khoản 2 Điều 35 bộ Luật lao động năm 2019. Với những lí do này, bạn sẽ được phép nghỉ việc và nhận đầy đủ những quyền lợi về lương, trợ cấp và bảo hiểm. 

cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc
Cách nói chuyện với sếp khi nghỉ việc

Những cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng dễ thuyết phục Sếp đồng ý nhất

Cách thì vô số kể, nhưng làm sao để khi bạn rời khỏi công ty vẫn có mối quan hệ tốt đẹp với Sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Tìm hiểu 7 cách xin nghỉ việc dễ nhận được sự đồng ý của cấp trên nhất. 

Thay đổi nơi ở xa với nơi làm việc

Một trong những lí do khiến Sếp dễ đồng ý nhất chính là vị trí địa lý quá xa. Để thuyết phục Sếp bạn có thể lấy lí do gia đình chuyển nơi ở xa với nơi làm việc. Điều này làm ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe cá nhân, dẫn đến hiệu quả công việc không tốt. 

Với lí do này, mình tin là cấp trên sẽ thấu hiểu hoàn cảnh của bạn và nhanh duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn nhanh thôi

Hoàn cảnh gia đình 

Một lí do có thể kể đến khi bạn muốn nghỉ việc ở một công ty chính là về hoàn cảnh gia đình đang có vấn đề. Hoàn cảnh gia đình có thể là về quê nuôi bố mẹ ốm đau, dành thời gian để chăm sóc người thân.

Để cân bằng giữa việc chăm sóc gia đình và hoàn thành tốt công việc không phải dễ dàng gì. Vì vậy khi bạn trình bày lí do này, người Sếp tâm lí sẽ hỗ trợ cho bạn trong việc nghỉ việc để bạn dành thời gian chăm sóc gia đình. Hãy nhớ khi trình bày lí do bạn cũng cần có thái độ tôn trọng và thuyết phục Sếp với tâm thế nhẹ nhàng 

Sức khỏe không tốt – Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng

Hoặc một lí do hoàn cảnh cá nhân khác có thể do sức khỏe của bạn không tốt và cần điều trị trong thời gian dài. Điều này làm bạn không thể tập trung 100% công sức vào công việc. Mà thay vào đó, bạn vừa làm hiệu quản công việc giảm xuống, vừa khiến sức khỏe bản thân ngày càng nặng. Dù sao sức khỏe là quan trọng nhất nên chắc chắn Sếp sẽ cảm thông và đồng ý cho bạn nghỉ việc. 

Thay đổi định hướng nghề nghiệp

Người đi làm thường luôn có mục tiêu và định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian làm việc bạn có ý định thay đổi định hướng công việc của mình. Hãy mạnh dạn trình bày với cấp trên vấn đề đó. Một người Sếp đã từng trải qua vấn đề tương tự như vậy sẽ đồng cảm và chấp nhận lí do nghỉ việc của bạn.

>>>Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp và những trăn trở của thế hệ trẻ hiện nay

Đi học nâng cao trình độ

Mặc dù công việc đang diễn ra thuận lợi, không có trở ngại hay khó khăn gì cản trở. Nhưng bạn đang muốn nâng cao trình độ chuyên môn và quyết định học thêm một ngành khác. Hãy chia sẻ thành thật với cấp trên về dự định học thêm của bạn. Không cần lí do nào quá cầu kỳ, chỉ khi thấy nhân viên có ý cầu tiến hơn, nâng cao kiến thức. Người Sếp tâm lí sẽ đồng ý ngay và luôn. Vì thế, không cần ngần ngại sợ rằng sếp sẽ không duyệt đơn xin nghỉ việc của bạn.

Có cơ hội việc làm tốt hơn

Cách để sếp đồng ý đơn xin nghỉ việc của bạn ngay chính là có cơ hội việc làm tốt hơn. Đó là những môi trường mới, có thể phát triển bản thân hơn, học hỏi nhiều kiến thức hơn. Để vừa tạo mối quan hệ tốt đẹp với Sếp, vừa có thể khiến chuyện nghỉ việc trở nên nhẹ nhàng hơn. Bạn hãy chú ý về cách nói cũng như thái độ trong lúc nói nhé.

Thay đổi môi trường làm việc là một trong những cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng

Nghe có hơi tiêu cực vì thay đổi môi trường làm việc thường do có vấn đề với công ty. Nhưng điều đó không đúng, việc thay đổi môi trường ở đây là tìm cơ hội mới cho bản thân. Đó là điều mà bạn muốn trải nghiệm, muốn thay đổi môi trường mới để thay đổi bản thân hơn. Điều này cho thấy bạn là người biết thay đổi và dám thay đổi. Và không người Sếp nào lại bắt bẻ lí do này là không hợp lệ. Do đó, để việc trình bày lí do thêm phần thuyết phục hãy chia sẻ thành thật với Sếp. Đôi khi Sếp còn tạo điều kiện hỗ trợ bạn trong việc thay đổi môi trường làm việc nữa. 

cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng
Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng

Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng cần lưu ý điều gì

Trong trường hợp xin nghỉ việc, sẽ không tránh khỏi sự bất đồng giữa bạn và cấp trên. Để nhận được sự đồng ý và có mối quan hệ tốt với Sếp, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Giữ thái độ đúng mực với Sếp khi xin nghỉ việc

Khi chưa được duyệt đơn, nghĩa là bạn vẫn là một nhân viên của công ty. Vì vậy, hãy trao đổi và giữ thái độ như bình thường với mọi người trong công ty. Trong trường hợp, Sếp không đồng ý cho bạn nghỉ, bạn cần phải làm gì? Lúc này bạn cần bình tĩnh sử dụng cách nói nhẹ nhàng và thuyết phục Sếp. Như vậy, thái độ của bạn khiến Sếp sẽ chấp nhận nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn và Sếp vẫn giữ được quan hệ tích cực với nhau. 

Bên cạnh thái độ nhẹ nhàng và tôn trọng, hãy thẳng thắn chia sẻ lí do của bạn cho Sếp. Đồng thời, đảm bảo bàn giao công việc đầy đủ và những yêu cầu mà công ty đưa ra. Điều này thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của bạn với người khác. 

Chọn thời điểm thích hợp để xin nghỉ việc

Dù bạn đang thực sự muốn nghỉ việc ở công ty nhưng hãy chọn một thời điểm thích hợp nhất. Tránh nộp đơn khi ông ty đang thiếu nhân sự hay đang gặp vấn đề,… Hãy đợi thêm một thời gian khi công ty ổn định và tìm đủ nhân lực. Lúc đó, bạn sẽ dễ được sự đồng ý của Sếp hơn.

Xin nghĩ sau lễ hoặc Tết là điều cần lưu ý khi quyết định nộp đơn. Vì thường dịp này, công ty sẽ có các chế độ thưởng nhân viên. Tuy nhiên, nếu bạn không quan tâm tới vấn đề đó, có thể nộp đơn xin nghỉ ngay.

Thời điểm đặc biệt nhất đó là khi bạn đã tìm được một công việc mới cho mình. Điều này giúp bạn tự tin hơn và không bị luống cuống khi có sự cố bất cập gì xảy ra. Đây là lựa chọn an toàn mà bạn nên cân nhắc và xem xét kỹ. Vừa đảm bảo tài chính  vừa không bị mập mờ với tương lai của mình. 

Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng có những lưu ý gì
Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng có những lưu ý gì

Kết luận về cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng

Bất luận với lí do nghỉ việc nào, hãy luôn có thái độ tích cực để giữ sự chuyên nghiệp. Lựa chọn lí do phù hợp chắc chắn cấp trên sẽ ủng hộ con đường tiếp theo của bạn. Với những chia sẻ về cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng kiến Sếp đồng ý, Xin việc làm Hà Nội hi vọng bạn sẽ có một công việc mới tốt đẹp và thành công.