RM là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về Relationship Manager

RM là gì mà lại được xem là một trong những vị trí việc làm HOT nhất thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Là điểm đến thú vị và mơ ước của rất nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp ra trường. Đồng thời cũng là điểm dừng chân của nguồn lao động kinh doanh chất lượng cao. Vậy vị trí Relationship Manager làm những công việc gì? Làm việc ở đâu, thu nhập tốt không? … Hãy cùng hanoijob.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

RM là gì?

Quản trị mối quan hệ là một trong những yếu tố tiên quyết. Có thể được xem là trái tim của sự thành công cho doanh nghiệp. Đây có thể được ví như van bơm máu giúp duy trì các hoạt động kinh doanh và tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng vào vấn đề quản trị mối quan hệ. Vị trí Relationship Manager chính vì vậy mà dần được nâng cao vị thế trong tổ chức. Vậy RM là gì?

RM là viết tắt của Relationship Manager, dịch ra tiếng Việt nghĩa là chuyên viên Quản trị Quan hệ. Nếu “relationship là gì ” đứng riêng lẻ có thể được định nghĩa theo cụm danh từ “in a relationship là gì”, nghĩa là đang có mối quan hệ với một ai đó.

Chuyên viên RM có khả năng tiếp cận, duy trì và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh
Chuyên viên RM có khả năng tiếp cận, duy trì và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh

Xuất phát từ đó, “relationship” đặt trong mối quan hệ RM hay chính là quản trị quan hệ kinh doanh. Chính là việc chuyên viên RM có khả năng tiếp cận, duy trì và mở rộng các mối quan hệ kinh doanh. Để đem lại lợi nhuận hoặc hạn chế những rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp trong những điều kiện đặc thù.

Relationship Manager làm việc ở đâu?

Chuyên viên quan hệ khách hàng thường làm việc trong các doanh nghiệp quy mô lớn. Nhất là những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Trong đó RM nhận nhiệm vụ chính là quản trị các mối quan hệ trong kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và nâng cao thương hiệu. Với các chiến lược tận dụng tốt nhất những nguồn lực có hạn trong khách quan và cải thiện mối quan hệ của mình.

Phân loại chuyên viên quan hệ khách hàng – RM là gì

Hiện nay, Relationship Manager (RM) được chia thành hai mối quan hệ kinh doanh nổi bật nhất đối với 1 doanh nghiệp. Cả hai lĩnh vực quản lý đều có chung mục tiêu là tạo điều kiện hình thành các mối quan hệ. Giúp doanh nghiệp tối đa hóa giá trị của các mối quan hệ và duy trì danh tiếng tốt. Vậy những loại quản lý quan hệ – Relationship Manager là gì?

Quản lý quan hệ khách hàng – Customer relationship manager (CMR)

Customer relationship management là gì? Vai trò của các chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng là xây dựng văn hóa quan hệ với khách hàng. Dựa trên niềm tin và giá trị chứ không chỉ dựa trên giá cả. Từ đó giúp khả năng quay lại của khách hàng đối với doanh nghiệp sẽ cao hơn. Ngay cả khi đối thủ cạnh tranh trực tiếp có khả năng đưa ra mức giá thấp hơn.

Vai trò của các chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng là xây dựng văn hóa quan hệ với khách hàng.
Vai trò của các chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng là xây dựng văn hóa quan hệ với khách hàng.

Chuyên viên CMR cũng cần đánh giá được xu hướng của ngành. Sử dụng các dữ liệu thu thập được để thiết lập mục tiêu doanh thu. Từ đó có thể xác định được các cơ hội kinh doanh. Phân tích xu hướng của đối thủ cạnh tranh và đánh giá các mối đe dọa tiềm tàng đối với mối quan hệ của công ty với khách hàng.

Chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng làm việc với các giám đốc điều hành cấp cao, các quản lí bán hàng, quản lí kĩ thuật, giám đốc tài chính. Là các thành viên điều hành nòng cốt, có thể đưa ra hoặc gây ảnh hưởng đến các quyết định bán hàng.

Chuyên viên phụ trách quản lí quan hệ kinh doanh – Business relationship manager (BRM)

Các chuyên viên quản lí quan hệ kinh doanh giám sát việc liên lạc nội bộ của các đơn vị kinh doanh trong một tập đoàn lớn hoặc với các nhà cung cấp. Họ giám sát việc mua hàng, lập ngân sách chi phí và cung cấp thông tin có giá trị giữa các đơn vị kinh doanh. Để sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Đan xen cùng với việc thực hiện các tiêu chuẩn đề ra của công ty.

Công việc của các BRM trực tiếp liên quan đến việc theo dõi dữ liệu. Có liên kết đến cách thức doanh nghiệp tương tác với các nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp nguyên liệu và các đối tác khác. Các chuyên viên quản lí quan hệ kinh doanh tìm kiếm xu hướng, xử lí các vấn đề và phân tích truyền thông, hợp đồng lẫn đàm phán. Từ đó điều chỉnh các hành động của công ty.

Các BRM tìm kiếm xu hướng, xử lí các vấn đề và phân tích truyền thông, hợp đồng lẫn đàm phán
Các BRM tìm kiếm xu hướng, xử lí các vấn đề và phân tích truyền thông, hợp đồng lẫn đàm phán

Duy trì danh tiếng tích cực trong cộng đồng của doanh nghiệp. Cũng là một vai trò quan trọng khác mà các BRM cần thực hiện.  Đóng góp cho cộng động, ngoài việc thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Các doanh nghiệp cũng xem đó là một phương thức hiệu quả khác. Để thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh tốt hơn. Việc xây dựng mối quan hệ tích cực với các cơ quan chức trách và chính quyền địa phương tại khu vực kinh doanh buôn bán. Cũng là một phần quan trọng trong vai trò xây dựng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh.

Công việc của RM là gì?

Một Relationship Manager cần thực hiện các công việc cụ thể là:

  • Xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng, nhà cung cấp và đối tác.
  • Hỗ trợ tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh mới.
  • Tìm kiếm cơ hội để tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Phổ biến chiến lược bán hàng và những cơ hội cho đội ngũ kinh doanh.
  • Thúc đẩy quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng chất lượng cao.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng để gia hạn hợp đồng mới.
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng để xây dựng mối quan hệ mới.
  • Có được kiến thức vững chắc về các đối thủ cạnh tranh.
  • Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
  • Có kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt để để xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng.
  • Định vị được những nhân tố quan trọng trong doanh nghiệp đối tác/doanh nghiệp khách hàng để xây dựng mối quan hệ nhiều lợi ích với họ.
  • Xử lý khiếu nại của khách hàng kịp thời, thông minh.

Mức thu nhập của Relationship Manager

Chúng ta có thể hình dung rõ ràng RM là gì. Với những công việc “khó nhằn” như trên. Mức thu nhập xứng đáng của RM là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu cùng hanoijob.vn ở phần tiếp sau đây.

Trung bình, thu nhập của một RM tại thị trường tuyển dụng hà nội sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 30 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào những tiêu chí như kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu quả làm việc. Mà mức lương được nhận của các Relationship Manager còn có thể tăng cao hơn.

Nhìn chung, một sinh viên mới ra trường nhưng đã có kinh nghiệm từ 1 năm làm việc ở vị trí việc chăm sóc khách hàng. Đã có thể nhận được số tiền lương tối thiểu 10 triệu đồng. Khi làm việc lâu hơn, có kinh nghiệm và mối quan hệ ổn định. Bạn sẽ có khả năng nâng thu nhập hằng tháng lên đến trên 35 triệu ở vị trí chuyên viên RM. Đây được xem là mức lương cao đầy hứa hẹn so với mặt bằng chung của thị trường lao động lớn nhất khu vực miền bắc. Chúng ta đã có thể lý giải nguyên nhân vì sao không phải ngẫu nhiên. Mà vị trí việc làm chuyên viên Relationship Manager lại thu hút giới trẻ đến vậy.

Yêu cầu cần có của chuyên viên RM là gì?

Trong yêu cầu tuyển dụng từ JD của các doanh nghiệp, vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cần có khả năng giao tiếp, quản lý xung đột, kỹ năng thuyết phục. Bên cạnh đó còn phải nắm vững kiến thức về doanh nghiệp, khách hàng và ngành nghề kinh doanh của mình. RM cần có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ về các chuyên ngành kinh doanh, marketing và truyền thông.

Xem thêm: “việc làm ngành truyền thông – quảng cáo – marketing tại Hà Nội

Kĩ năng giao tiếp và kỹ năng teamwork là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng. Các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng sẽ phải thường xuyên kết nối chặt chẽ với người đại diện của khách hàng. Để có thể hiểu rõ hơn được nhu cầu của khách hàng là gì.

Các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng sẽ phải thường xuyên kết nối chặt chẽ với người đại diện của khách hàng
Các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng sẽ phải thường xuyên kết nối chặt chẽ với người đại diện của khách hàng

Ngoài kĩ năng giao tiếp, các chuyên viên quan hệ khách hàng cũng cần có kĩ năng phân tích chắc. Để có thể hiểu rõ về các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp. Cũng như thị trường kinh doanh và xu hướng thị trường đang diễn ra ở mỗi giai đoạn. Qua đó giúp cho việc giao tiếp với khách hàng và đối tác được hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Những tố chất của Relationship Manager là gì?

Hiểu được những yêu cầu của một Relationship Manager, nhiều bạn thắc mắc không biết những tố chất của RM là gì? Tham khảo nội dung dưới đây để có câu trả lời nhé.

Kinh nghiệm và học vấn

  • Có bằng cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc bằng cấp của các lĩnh vực liên quan
  • Đã từng làm các vị trí liên quan đến việc quản lý quan hệ khách hàng
  • Có kiến thức về thực hành quản lý quan hệ khách hàng
  • Có kinh nghiệm bán hàng hoặc phục vụ khách hàng

Kỹ năng

  • Có thái độ giải quyết vấn đề tốt
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời
  • Có tư duy chiến lược
  • Có năng khiếu nuôi dưỡng các mối quan hệ tích cực
  • Có tư duy hướng đến khách hàng
  • Có óc phân tích và kỹ năng giải quyết vấn đề vững vàng
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và lãnh đạo

Tính cách

  • Luôn tích cực và tràn đầy năng lượng
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, trách nhiệm trong công việc
  • Biết cách lắng nghe và thấu hiểu

Cơ hội việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng – RM là gì?

Nhu cầu tuyển dụng việc làm trong lĩnh vực Relationship Manager ngày càng nhiều. Đặc biệt là trong nhóm ngân hàng thương mại, thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Khi mà thị trường ngày càng phát triển. Nhu cầu của khách hàng cũng trở nên khó tính hơn. Họ thường xuyên thay đổi nhu cầu tạo nên những xu hướng mới mà các doanh nghiệp cũng rất khó có thể bắt kịp. Chính vì vậy, các tổ chức trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch đẩy mạnh công tác quản lý mối quan hệ cả về khách hàng, đối tác và tình hình kinh doanh. Thông qua việc xây dựng, duy trì và phát triển bộ máy kinh doanh từ một vài vị trí mà các bạn có thể tham khảo như:

Senior Relationship Manager – Quản lý mối quan hệ cấp cao

Chức năng và nhiệm vụ chính của vị trí này chính là đảm bảo được việc giữ chân khách hàng, chuẩn bị hồ sơ tín dụng. Cũng như phân tích kiến thức chuyên sâu về báo cáo tín dụng. Và theo dõi, thực hiện các giao dịch lớn thường ngày với khách hàng…

Northern – Retail Relationship Manager – Quản lý quan hệ bán hàng miền bắc

Nhiệm vụ cơ bản của vị trí này là xây dựng, thiết lập và duy trì những mối quan hệ. Trong mạng lưới khách hàng cá nhân (bán lẻ) mà bộ phận kinh doanh đã xây dựng được. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho đối tượng khách hàng lẻ. Nhằm mục đích xây dựng ấn tượng tốt và lấy được sự hài lòng của khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Đảm bảo việc tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của tổ chức.

Xem thêm: “tuyển dụng nhân viên kinh doanh hà nội

Financial Institutions – Retail Relationship Manager – Quản lý quan hệ tổ chức tài chính.

Đây là vị trí việc làm đặc thù trong các công ty lĩnh vực chứng khoán. Tính chất công việc tương đối khác so với các vị trí trên. Bởi chức năng của vị trí này là phải tiếp cận với nhiều tổ chức tài chính như các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, công ty FDI, công ty chứng khoán, bảo hiểm… Khi mở rộng và quản lý tốt các mối quan hệ chắc chắn sẽ giúp gia tăng mạnh mẽ số lượng khách hàng.

Tìm việc RM nhanh và hiệu quả tại Hà Nội trên trang web hanoijob.vn

Nếu như đã có kinh nghiệm cần thiết liên quan đến bán hàng và giao tiếp khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể thử sức với công việc Relationship Manager tại các ngân hàng và tổ chức lớn hiện đang tuyển dụng tại Hà Nội trên website Tìm việc làm Hà Nội. Có rất nhiều việc làm chuyên viên quan hệ khách hàng được đăng tuyển. Với các thông tin mô tả công việc chi tiết và mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Chỉ cần đăng ký tài khoản trên website, người tìm việc đã có thể thiết lập và thao tác với tất cả các tính năng thông minh được tích hợp trên website. Bạn cũng nên sử dụng các mẫu CV chuyên nghiệp được website update thường xuyên. Để tạo ấn tượng tốt hơn với các nhà tuyển dụng nhé!

Kết luận

Thông qua những chia sẻ từ bài viết, bạn đã có thể tìm được giải đáp đầy đủ nhất về Relationship Manager – RM là gì. RM là nghề nghiệp tiềm năng trong thời đại này. Khi mà các doanh nghiệp dần tập trung sự chú trọng vào công tác quan hệ khách hàng. Bởi vậy, không khó để bạn tìm được công việc chuyên viên quan hệ khách hàng. Thật sự phù hợp với năng lực chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy của bản thân. Chúc bạn sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho công việc sắp tới nhé!